Tin nổi bật
Home » Cây công trình » Cây Sứ Trắng (Sứ Ấn Độ, Sứ Lá Bầu)

Cây Sứ Trắng (Sứ Ấn Độ, Sứ Lá Bầu)

Bán Cây Sứ Trắng (Sứ Ấn Độ, Sứ Lá Bầu) trồng Công trình, Sân vườn, Đô thị

Liên hệ đặt cây: 0909.551105 Mr Bình

Cây Sứ Trắng hay còn gọi là Sứ Lá Bầu, Sứ Ấn Độ tên khoa học là Plumeria obtusa thuộc hộ Trúc Đào (Apocynaceae), cây có thể cao tới 20m, tán rộng, hoa màu trắng rất đẹp và hầu như ra quanh năm, cây chịu hạn rất tốt, nhưng phát triển chậm.

Cây Sứ Lá Bầu hoành 1.2m

Cây Sứ Lá Bầu hoành 1.2m

Cây Sứ Trắng hoành 1.2m

Cây Sứ Trắng hoành 1.2m

CÁCH TRỒNG CÂY SỨ

Cây Sứ có thể trồng trong chậu hoặc dưới đất, nếu không gian rộng như: Sân vườn, Công trình, Công viên, Trường học, Cơ Quan…thì nên trồng dưới đất, cây sẽ cao, cho tán rộng che mát, nhiều hoa. Còn những nơi có không gian hẹp thì nên trồng trong chậu để hạn chế cây phát triển lớn.

Cây Sứ Trắng

Cây Sứ Trắng

Hoa Sứ Trắng

Hoa Sứ Trắng

1. Chậu trồng

Với chậu trồng bạn phải đảm bảo lỗ thoát nước luôn được thông thoáng, kích thước của chậu phải phù hợp với bộ rễ. Bạn nên tính thêm không gian để cho bộ rễ phát triển tốt khi trồng trong chậu.
=> Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chậu để bạn lựa chọn, bạn có thể lựa chọn chậu đất, chậu sứ hoặc chậu cảnh greenbo mới lạ có thể tiết kiệm không gian và làm vật trang trí, làm chậu hoa trang trí ngôi nhà, khu vườn nhà bạn.

2. Đất trồng

Đất càng tơi xốp rễ càng phát triển và cây càng mạnh mẽ. Thoát nước tốt để chống ngập úng cho cây. Đất cát pha, phân rác, bột dừa, cát sạch, phân chuồng, tro trấu là những chất liệu thường được sử dụng cho hoa sứ. Một số công thức đề nghị:

– 6 tro trấu + 1 đất cát + 1 cát + 1 phân chuồng

– Toàn bộ phân rơm mục 4 cát + 1 phân chuồng.

Chú ý loại hỗn hợp đất ta sử dụng để có cách chăm só tưới nước và bón phân hợp lý

3. Gieo trồng

Bạn đã chuẩn bị cho mình được đất trồng, chậu trồng giờ bạn có thể gieo trồng cho mình được những cây hoa sứ. Có 2 cách phổ biến là gieo hạt và giâm cành. Giâm cành được nhiều người sử dụng vì tích kiệm thời gian hơn. Gieo hạt tuy tốn công chăm sóc để hạt nảy mầm thì về sau sẽ cho bộ rễ đẹp, dễ tạo dáng cho cây hoa sứ.

4. Điều kiện ánh sáng, nhiệt độ

Đây là loài cây ưa sáng từ 70% tới 100% ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây, trong 8 -12 giờ mỗi ngày là tốt. Ánh sáng ít cây tuy phát triển nhanh nhưng ẻo lả, dễ đổ, lá to, mỏng và xanh đậm, ít hoa và rất dễ bị thúi ủng nếu trồng ở môi trường dư nước. Cây đủ nắng thì tuy phát triển chậm nhưng cứng cáp, nhiều hoa.

Vì thế Cây Sứ nên được trồng ở nơi nắng nhiều, hơi khô hạn, diện tích đất hẹp (chậu, bồn) Sứ được trồng xuống đất cát do không bị úng nước tránh được hiện tượng thối rễ. Ở những nơi tù túng về không gian, nắng nhiều thì nhiệt độ tăng cao, cây sứ phát triển không mạnh, lá thường bị cuốn bờ mép. Ngược lại ở những nơi tù túng về không gian thì dù nắng 100% nhưng trống trải, nhiều gió thì cây vẫn phát triển xanh tốt .

Cách chăm sóc Cây Sứ

1. Nước tưới

Cây Sứ cũng có đặc điểm chung với cây xương rồng đều là loài cây mọng nước có khả năng chịu khô hạn rất tốt. Cách chăm sóc xương rồng và Cây Sứ đều có điểm chung gần giống nhau là không nên tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây bị ngập úng mặc dù Cây Sứ có khả năng chịu khô hạn rất tốt, có khi 1, 2 tháng không tưới vẫn không chết, chỉ khô quắt lại, nhưng khi được chăm sóc nước nôi đầy đủ thì lại tiếp tục phát triển.

Tuỳ chất liệu trồng mà ta có cách tưới hợp lý. Chú ý theo dõi sau mỗi lần tưới thì đến bao lâu đất trong chậu, bồn hoa trồng sứ khô đến 1/3 chậu tính từ lớp trên mặt, bấy giờ ta có thể tưới trở lại được. Nếu chất liệu trồng tơi xốp (phân rơm, rác mục) thì ta có thể phải tưới nước mỗi ngày .

Độ PH từ 5,5-6,5 là vừa tốt. Dưới 5,5 thì nên bón thêm vôi. Nước bị nhiễm sắt cũng không tốt cho cây, làm cây chậm phát triển, rễ cùn, lá không xanh, nhỏ và quăn queo.

2. Phân bón

Trong thành phần phân vô cơ căn bản NPK thì P và N giữ vai trò quan trọng với sứ. Khi bón cho sứ ta phải bón sao cho tỉ lệ P (lân) và K (kali) phải bằng hoặc lớn hơn N (đạm). Nếu nhiều đạm thì cây phát triển nhanh, hơi mỏng cây, dễ ngả đổ và thúi cây do bị tổn thương trong môi trường khắc nghiệt. Có thể bón theo tỉ lệ sau :

– Giai đoạn cây con, cây cần hồi phục sau một đoạn hoa, cây mới nhổ trồng lại và cây bị cắt ngang.

– Dùng phân NPK: 15-30-15 với liều lượng 2g/1 lít nước, 15 ngày bón một lần.

– Giai đoạn vây trưởng thành, chuẩn bị ra hoa, cây đã có nhiều nhánh, nhánh lá phát triển tốt, dùng phân NPK: 6 – 30-30 liều lượng 2g/1lít, 15 ngày bón 1 lần.

– Ngoài các phân vô cơ căn bản, sứ cũng các loại phân trung lượng, vi lượng để bổ sung cho cây trong qua trình phát triển (như CA , Mg , Zn , Cu, Bo). Những loại phân này có thể bón ở các dạng phân tổng hợp bán trên thị trường hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ (rác, chuồng, vi sinh)

– Như đã nói ở trên, phân hữu cơ dùng bón cho sứ như phân rác cũ, phân chuồng, phân cá, phân bánh dầu đậu phộng, phân vi sinh. Nhưng cần kiểm tra liều lượng bón để không làm hư cây.

– Thời gian mỗi lần bón phân cách nhau khoảng 15-30 ngày

– Chú ý không bón phân, xịt thuốc lên cây lúc cây đang ra hoa vì dễ làm rụng nụ, cháy hoa.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu thường gặp là sâu xanh, ấu trùng bướm đêm, thường chỉ ăn các cây họ Apocynaceae. Nếu trồng sản xuất thì ta xịt thuốc khi phát hiện đọt non có vài dấu thâm đen, chảy nhựa.

Còn trồng chơi thì chú ý bắt sâu, trứng (như trứng cá, màu xanh non)

Các loại rầy trắng, rầy nâu cũng là dịch hại đối với cây sứ. Ngoài ra còn có nhện đỏ làm rụng lá và suy kiệt cây. Mỗi tháng xịt thuốc nấm chống úng một lần.

Cây Sứ cũng có thể bị bệnh tuyến trùng, do chất liệu đất trồng không được sạch làm ảnh hưởng đến bộ rễ sứ, chậm phát triển làm thối rễ.

Mua bán Cây Xanh, Cây Cảnh

About cayxanhsaigon