Tin nổi bật
Home » Cây công trình » Cây Tùng

Cây Tùng

Cây Tùng là cây mọc thẳng, có loại cao từ 15-20m, tán lá dày, xanh, có thể trồng Bonsai hoặc bóng mát rất đẹp.

CÁC LOẠI CÂY TÙNG

1. CÂY TÙNG LA HÁN HAY CÒN GỌI LÀ VẠN NIÊN TÙNG

Tùng La hán hay Vạn Niên Tùng thuộc họ thông tre (podocarpaceae) có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc là loại cây lá nhỏ, xanh và dày, thân thẳng, cao từ 15-20m, có thể trồng Bonsai.

2. CÂY DUYÊN TÙNG HAY CÒN GỌI LÀ TÙNG CỐI

Cây Duyên Tùng có thân màu vàng nâu có thể cao 15 đến 20m, da sần sùi, có nhiều vết nứt (nhìn có vẻ cây này chậm lớn, già, cổ), lớp da cây khá dày. Nhựa cây có mùi thơm đặc trưng, trong thân cây có lõi màu đen rất cứng (nên khó uốn chi), cành cây lúc còn nhỏ rất dẻo.
Lá cây phát triển thành từng búi lá, nếu vị trí lá có đầy đủ nắng thì sẽ không bung ra, còn nếu lá ở trong mát (hoặc ở dưới tán lá khác) thì sẽ bung ra thành 5 lá nhỏ.

Cây Duyên Tùng

Cây Duyên Tùng

Lá cây duyên tùng rất nhỏ so với những cây cảnh thông thường và có màu xanh tươi rất đẹp mặc dù cây này không có hoa, không quả nhưng một khi ai đã ngắm nhìn thì khó mà quên. Hình ảnh của cây duyên tùng đong đưa trong gió nhìn lên ngọn giống như những dãy đồi núi đang di chuyển…

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Duyên Tùng

3/ Tùng Liễu (còn gọi là tùng tí liễu) lá kim, cành mềm rủ xuống gần như liễu. Loại này trồng gần hồ nước thì rất đẹp.

4/ Tùng bách tán thân mọc thẳng, cao từ 15-20m, cành mọc quanh thân thành tán và có nhiều tầng tán xếp từ gốc lên ngọn nên có tên gọi là tùng bách tán.

5/ Bạch đầu tùng hay còn gọi là cây thông nàng. Loại này thân nhỏ, không cao, lá kim, có nhược điểm hay để lại lá khô trên cành, làm giảm vẻ đẹp của cây.

6/ Tùng đuôi ngựa hay còn gọi là cây thông nhựa, thứ này có 3 loại: thông 2 lá, thông 3 lá và thông 5 lá, trong đó thông 5 lá là quý hơn cả.

Trong 6 loại tùng kể trên, có hai loại thường được chọn làm cây cảnh nghệ thuật ở Việt Nam, đó là Vạn Niên Tùng và Tùng Cối.

Nói đến vẻ đẹp và tuổi thọ của tùng thì phải nhắc đến một câu đối rất hay:

“Vạn cổ thanh tùng xuất bất lão

Thiên thu bạch hạc thọ vô cương”

Quả là tài tình khi chỉ có 2 vế đối mà làm bật lên được vẻ đẹp muôn đời giữa tùng và hạc là hai loài thực vật và động vật khác hẳn nhau nhưng lại có cùng một vẻ đẹp thanh cao và trường thọ như nhau: đây cũng là một bộ cảnh kinh điển thường thể hiện trong thơ ca, nhạc, họa và điêu khắc, được người đời ưa chuộng.

Chưa hết, khi nói đến tùng là nói đến khí phách của người quân tử. Sống giữa rừng sâu, núi cao chỉ có tùng mới đủ sức vươn lên khỏi các bụi cây lúp xúp để đón nắng và gió trời và cũng chỉ có tùng mới chịu được mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhựa cây Tùng già (hổ phách) ngoài việc để làm hương liệu còn là một linh dược quý để trị bệnh cứu người.

Xem ra cốt cách của tùng đúng là:

“Tùng xanh cốt cách thật thanh tao

Nắng hạ, tuyết đông chẳng quản nào

Hổ phách nghìn năm giành thuốc quý

Bạn cùng hạc trắng với non cao”

Những năm gần đây, tùng đã có giá hơn, có những cây tùng có giá bạc tỉ. Thế mới biết cái giá trị đích thực của ‘bậc quân tử” giữa đời thường là vậy.

Một số kinh nghiệm chăm sóc cây tùng bonsai:
Nhân giống bằng phương pháp vô tính: Chiết cành hoặc giâm cành. Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm cao từ 15 – 20 cm, nên giữ cây trong bóng râm từ 30 – 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng trong giai đoạn này nên dưỡng cây con trong bầu để tiện việc chăm sóc, khi cây cao từ 80 cm trở lên có thể trồng xuống đất. Cây phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây lên chậu không bị rã bầu.

1. Về chậu

– Chậu phải thoát nước tốt, chậu xi măng ta thường lỗ thoát nước kém- thường có 1 lỗ bé, ta dùng đục, đục thêm lỗ, đất trong chậu cần luôn hơi ẩm chút là được, chậu giả hoặc Tàu xịn thì thường lỗ thoát nước rất tốt không lo lắm, cây tùng nguy hiểm nhất là chưa lên đọt non mới chuyển về mà bị trầm nước, hầu như vô phương cứu chữa.

2. Về đất trồng

Theo tham khảo với 1 số dân chơi lâu năm thì có ý kiến cho rằng tỉ lệ đất trồng là sỉ than:đất thịt = 40:60. Một số ý kiến khác là: 3 phần xỉ than (xỉ than tổ ong nấu chín nẫu ra- đập nhỏ bằng đầu đũa bé xíu, rửa sạch lọc vứt hết đi những tạp chất, những mùn than gây bức bí hệ rễ), 3 phần Cát, 2 phần xơ dừa (tốt nhất là xơ dừa để lâu- trên 1 năm vì nó mại ra- đã phân hủy hết chất chát- hại rễ) và 2 đất thịt… như vậy dãy số là 3:3:2:2. Sở dĩ đất thịt cần ít thôi vì trong bầu đất đã có sẵn đất nhiều thịt. Tỷ lệ đất này có lẽ thích hợp với nhiều loại cây Bonsai chủng loại khác nói chung!

3.Về chuyển chậu

Mùa nào ta cũng đánh bầu được, quanh năm, mùa đông thì bổ vặn là tối ưu, mùa hè tuyệt đối không nên bổ, chỉ làm chi dăm và tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc:

Phương án 1:

Chuyển từ đất sang chậu, mới nghe thì thấy ghê, nhưng thực ra không có gì khó khăn cả, chúng ta lưu ý 3 vấn đề sau:

– kĩ thuật đánh bầu- chúng ta cắt đánh bầu sao cho hệ rễ được cắt ngọt ngào, không xước sát nhiều đối với cây to bắp tay trở lên, cây mini thì lại càng dễ, có vỡ chút bầu cũng chẳng sao.

– Khi chuyển cây về nếu muốn đưa vào chậu chúng ta có thể để cây vào chỗ mát chừng nửa ngày- đến 2-3 ngày cũng được, tuyệt đối không đưa ra chỗ nắng, ngày tưới nhẹ bằng bình xịt hoa 3-4 lần vào thân và hệ lá cây, nhà nào không có khuôn viên thì có thể căng lưới đen để che nắng.

– Khi mới trồng chậu, ta chịu khó tưới lần đầu cho ẩm hết đất, còn giữ cho bầu đất hơi ẩm ẩm là được, khi nào tưới cây thấy nước rút nhanh là ok, còn khi nào nước đọng lại hơi lâu lâu, là phải xem ngay hệ lỗ thoát, nếu cẩn thận hơn thì khi đánh cây lên có thể xịt ít thuốc kích thích ra rễ. Tuyệt đối trành bón phân Dinamic khi cây mới lên chậu- phân cruồng cũng không nên. Sau 3-4 tháng cây ổn định thì bón từ từ để cây không bị ngộ độc.

Phương án 2:

Chuyển từ chậu sang chậu, cây từ chậu sang chậu thì chăm dễ hơn rất nhiều – hệ rễ đã cô- co và an toàn rồi nhưng người chưa có kinh nghiệm cố gắng lấy cả bầu đất thì càng tốt, trường hợp không lấy được bầu đất (những cây chậu lâu hệ rễ Tùng quá nhiều và dầy) thì anh em khi bể bầu, hay đứt nhiều rễ cũng không sợ, có thể cắt ngọt chỗ sước hoặc đứt phàm, để an toàn nhất có thể dùng thuốc chống nấm! cũng không nên chủ quan đối với loại từ chậu sang chậu, chúng ta cứ để chỗ mát lấy 2-3 tuần, cây ổn định cái đã, thả ra nắng gắt luôn rất dễ bỏ chi.

Lưu ý:

a) Những ngày hè quá nắng, khi cây có hiện tượng héo lá, ta phải lập tức chuyển ngay chỗ mát và tăng cường tưới thân, lá, có thể dùng phân bón lá cho nhưng cây phục hồi rồi nhưng còn yếu!

b) Khi chăm cây thời kì mới chuyển chậu này lưu ý, cây Tùng để chỗ mát nhưng cũng phải có độ thoáng và có chút ánh nắng nhạt, khoảng 4-5 ngày đầu, nên thi thoàng bê ra lúc nắng nhạt trước 8h sáng, hoặc chiều khoảng 5-6h, nhà nào chỗ đặt cây thoáng rồi- có quang hợp 3-4 tiếng 1 ngày trở lên thì tốt.

4. Sâu bệnh:

Những cây trồng rợp hay bị đen lá và thân, rễ, lúc này cây cần phải đưa từ từ ra nắng, chậu lâu rồi bón phân Dinamic từ từ thay lá già và thân sạch dần ra, đó chẳng qua là lớp địa y- rêu mốc bám, không có gì phải lo.

Bệnh 1: mốc trắng rễ- nhưng cây để rợp hay bị bệnh này- xuất phát từ hệ đất không sạch sẽ, hoặc lây từ cây khác, chúng ta cạo hết lớp trắng bằng bàn chải mềm, để chỗ khô thoáng là từ từ mất, hoặc ra nhà thuốc bảo vệ thực vật mua loại thuốc diệt nấm, cạo hết mốc trắng, bôi kĩ vào- để chỗ thoáng là hết! nấm mốc khá sợ ánh nắng, Tùng khỏe trong chậu chịu nắng cực tốt.

Bệnh 2: bệnh rệp trắng lá Tùng- bênh này rất nguy hiểm, nhiều cây bỏ chi và nặng quá có thể chết, vì rệp trắng kí sinh lâu ngày ăn hết đọt non, cây suy dần… ra bảo vệ thực vật tìm mua loại thuốc diệt rệp hãng Đầu Trâu- loại có bọt sủi mạnh- pha với nước phun dần vào bông Tùng thì tự khắc hết dần.

Bệnh thối rễ, nếu lá non đang ra thì cây đang phát triển còn tốt, cắt tiệt rễ thối, trồng lại như trên là được, nặng quá mới cần đến thuốc phục hồi dần.

About cayxanhsaigon

5 comments

  1. lý Thái thường

    anh cho tôi hỏi được k?tôi có cây tung la hán đường bay kính khoảng 14,cao khoang 5m,vay gia duoc bao nhieu,chua co uon hay tao kiểu dang cho cay,

  2. Có cây tùng bồng lai ko?

Bình luận

Trường bắt buộc *

*