Bán Cây Vạn Tuế, Cây Công trình, Cây Sân vườn, Cây Đô thị giá rẻ
Liên hệ đặt cây: 0909.551105 Mr Bình
Cây Vạn Tuế tên khoa học là: Cycas revoluta, thuộc họ: Cycadaceae. Loài thực vật này phân bố ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Ở Việt Nam cây thường được trồng để làm cảnh trong nhà.
Cây Vạn Tuế được trồng là cây cảnh ngoài trời, cây cảnh sân vườn. Cây Vạn Tuế thường hay bị rệp trắng, cần phun thuốc rệp định kỳ 6 tháng/lần cho cây, dù cây chưa có triệu chứng bị rệp. Có như vậy cây mới phát triển mạnh và ra lá đẹp.
Theo cảnh báo đăng trên tờ National Tropical Botanical Garden, mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ vạn tuế, bởi có thể bị ngộ độc.
Kỹ thuật trồng Cây Vạn Tuế
Kỹ thuật nhân giống Cây Vạn Tuế
Cây Vạn Tuế được 3 – 5 tuổi thì sẽ mọc mầm ở cổ rễ. Khi mầm được 2 lá (lá kép lông chim) với bộ rễ mầm hoàn chỉnh có khả năng tự lập, cẩn thận cắt tách ra khỏi gốc mẹ, sau đó trát hỗn hợp đất sét và vôi (tỉ lệ 50:50 theo khối lượng) vào vết cắt để chống nhiễm trùng và có thể thêm xà phòng hoặc mỡ bôi trơn để tăng độ bám và khử trùng của hỗn hợp. Nhúng rễ vào tro bếp hoai như khi hồ rễ mạ hoặc hỗn hợp tro và bùn (tỷ lệ 1:3) để kích thích mọc rễ. Khi nào se mặt bùn, đất rạn chân chim thì mới đem ươm trên đất màu xốp, ẩm, cao ráo và dại nắng.
Kỹ thuật trồng Cây Vạn Tuế
Sau khi giâm 3 – 4 tháng (nếu mùa lạnh thì lâu hơn) thì đào bầu ra trồng vào bồn hay chậu hoặc đất. Đất trồng cần màu mỡ, phân chuồng ủ cho hoai, không cần đến phân hoá học – chú ý tránh gà ăn mầm non và phòng một số bệnh như muội, vẩy sáp…
Cách chăm sóc và trừ rệp sáp vảy
Vạn tuế thường bị một loại rệp có tên là rệp sáp vảy (Chrysomphalus ficus, họ Diaspididae) màu trắng rất nhỏ (một, hai ly), mỏng dính bám chặt vào mặt dưới của lá, cuống lá. Chúng có thể làm cho lá vàng dần rồi khô. Tốc độ sinh trưởng của chúng tương đối nhanh, chỉ một thời gian ngắn có thể bám trắng cả mặt dưới lá chét, xung quanh gốc cuống lá kép, bề mặt ngọn cây. Chúng chích hút nhựa cây, lá cây vàng dần. Nếu mật độ rệp sáp vẩy cao có thể làm cho lá cây vàng úa và chết. Để hạn chế tác hại của rệp, có thể kết hợp một số biện pháp chính sau đây:
– Trước khi trồng cần kiểm tra kỹ cây giống. Nếu thấy có rệp thì dùng bàn chải hoặc cây cọ sơn có lông cứng cọ rửa thật kỹ chỗ có rệp bám để rửa trôi hết rệp.
– Trong quá trình tưới nước, chăm sóc cây nếu phát hiện con rệp nào thì dùng tay tuốt bỏ, rồi giết ngay để hạn chế rệp sinh sôi nảy nở.
– Nếu cây đã bị rệp gây hại nặng nên cắt bỏ những lá có nhiều rệp đem tiêu huỷ, số còn lại tuỳ theo mật độ nhiều hay ít mà có thể bắt diệt bằng tay, cọ rửa bằng bàn chải, cọ sơn hay dùng thuốc để phun xịt.
– Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Monster 40EC/75 WP, Bian 40EC, Lebaycid 50EC, Mospilan 3EC, Oneol 20EC…hoặc DC – Tron Plus 98,8 EC để phun xịt. Sau khi phụt nước nếu có thể được thì dùng bao hoặc vải nilon bao trùm kín cây một, hai ngày để thuốc có thời gian xông hơi tiếp tục diệt những con rệp đang ẩn nấp trong các khe kẽ của cây. Sau khi xịt thuốc 2 – 3 ngày nên xịt tiếp một đợt thuốc thứ hai để tiếp tục diệt những con rệp vừa mới nở từ trứng ra. Sau khi xịt vài ngày, nên dùng máy bơm nước áp lực cao xịt rửa cho trôi hết những con rệp chưa chết hẳn vẫn còn đang bám trên cây.