Tin nổi bật
Home » Cây công trình » Cây Cọ Gai

Cây Cọ Gai

Bán Cây Cọ Gai, Câu Cọ Dầu trồng Công trình, Đô thị

Liên hệ: 0909.551105 Mr Bình

Cây Cọ Gai còn gọi là cây Tro hay Cọ Bầu có tên khoa học là: Livistona laribus Merr.ex Champ, thuộc Họ Cau (Arecaceae Schultz -Sch). Cây Cọ Gai là cây gỗ thường xanh, thân cột, mang lá tập trung trên đỉnh thân tạo thành một vòm tán hình cầu, cây thường cao 5-10 m, có thể đạt 25 m khi sống trong điều kiện tối ưu.

Cây Cọ Gai

Cây Cọ Gai

Đặc điểm nhận biết cây Cọ Gai

– Cọ Gai là cây thân cột cao 10 -12m, đường kính 25 -30cm.

– Lá đơn dài 2,5 -3,5m, phiến lá xẻ thùy sâu kiểu chân vịt thành 90 -100 thùy, thùy lá Cọ Gai hình dải không rõ.

– Cuống lá Cọ Gai dài 2 -3m, phủ lông nâu vàng, mép cuống lá phía gần gốc có nhiều gai thô, màu nâu, gốc phình to.

– Bông mo Cọ Gai dài 1.5 -2m, chia thành 5 -8 nhánh kép, các nhánh dài 30 -40cm, phủ lông tơ màu nâu vàng.

– Hoa Cọ Gai không cuống thường mọc tập trung 4 -6 hoa trong một cụm. Đài và tràng màu xanh vàng ở dạng vẩy.

– Cọ Gai có quả hạch hình trứng trái xoan, đường kính 3cm, khi chín màu tím đen, cuống quả ngắn.

Đặc tính sinh học và sinh thái học cây Cọ Gai

– Cây Cọ Gai sinh trưởng tương đối chậm, mỗi năm ra 12 lá.

– Mùa hoa tháng 5 -6, quả chín tháng 1 -2.

– Cây Cọ Gai ưa đất ẩm sâu, nhiều mùn, hơi chua. Cây có thể sống tốt trên sườn đồi dốc và khô.

Phân bố địa lý và giá trị sử dụng cây Cọ Gai

– Cây Cọ Gai mọc tự nhiên trong rừng hay được gây trồng ở nhiều nơi như Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nghệ An.

– Thân Cọ Gai thường được dùng làm nhà, ống dẫn nước, lá dùng lợp nhà hoặc đan lát.

– Cây Cọ Gai có dáng đẹp thường được trồng làm cảnh tại các khu rừng sinh thái nghỉ ngơi.

Cách xử lý hạt giống Cọ Gai tạo cây con

– Bước 1: Làm sạch hạt Cọ Gai, loại bỏ những hạt kém chất lượng ít có khả năng nẩy mầm.

– Bước 2: Gieo hạt Cọ Gai vào bầu ươm hoặc gieo thành luống. ở đây ta nên gieo thành luống ươm, sau một thời gian 2 -3 tháng hạt nẩy mầm lúc này ta mới tra hạt vào bầu ươm.

– Bước 3: Tra cây Cọ Gai con vào bầu đất hoặc bầu cát. Kích thước bầu ươm 15 x 21cm.

Chú ý: Trong thời gian đầu cây Cọ Gai cần được che nắng và tưới nước thường xuyên.

Sự Tích Cây Cọ Có Gai

Ngày xưa, không biết từ bao giờ nữa, muôn loài trên mặt đất đều biết nói chuyện với nhau. Lúc ấy, cả bảy loài kết bạn với nhau thân lắm: ấy là “Tào mào” (beo), “Tào chiếp” (gấu), “Tạo gọi”(chồn hôi), hươu, nai và người. Tuy gọi là thân nhau nhưng ai cũng thấy mình là hơn cả, chẳng ai chịu phục tài ai. Lúc nào chúng cũng nghĩ cách khoe tài. Một hôm, tào mào thấy mình đầy sức mạnh, chắc chắn là hơn hẳn các bạn. Vì thế, nó hung hăng bảo:

Xưa nay ai cũng biết tôi là chúa tể cả một vùng rừng núi. Các anh đã nghe tôi gầm bao giờ chưa? Nhất định các anh phải hoảng lắm.

Sáu bạn kia thấy thế đều đáp:

– Sợ gì anh? Chỉ được cái bộ gầm gừ thế thôi chứ làm được việc gì? Không sợ!

Tào mào nghe thế tức lắm bèn nhảy tót vào rừng gầm lên một tiếng thật to. Xong nó chạy trở ra hỏi:

Đã thấy chưa? Tôi gầm lên một tiếng mà nghe cây rừng vặn mình răng rắc. Các anh thấy có ghê không?

Nhưng sáu bạn kia vẫn chỉ thản nhiên lắc đầu, chẳng tỏ vẻ hoảng sợ gì cả.

Tào chiếp lê chân nặng nề ra đứng trước các bạn:

– Đây là tào mào mới xoàng thế thôi còn tiếng tôi kêu hùng lắm. Tôi thì các anh biết đấy, cứ nói đến gấu là ai cũng phải kính nể. Cây cỏ cứng thế nào tôi cũng cắn đứt. Cây cao bao nhiêu tôi cũng trèo được. Ong khoái thấy tôi phá tổ ăn mật, chúng kéo nhau hàng ngàn đứa đốt tôi cũng không sợ. Các anh có sợ tôi không?

Cả bọn kia đáp liền, vẻ coi thường:

Tiếng kêu của tào mào muôn cây còn phải sợ rụng cả lá mà còn chả làm ai trong bọn tôi sợ, thì tiếng kêu của anh đọ sao nổi?

“Được, rồi các anh sẽ thấy”. Tào chiếp nghĩ bụng thế rồi cũng hăm hở chạy vào rừng. Từ trong đám cây vọng ra tiếng “lục khục, lục khục” rất to, nhưng đến lúc nó chạy ra khỏi thì ba bạn kia vẻ mặt vẫn không có gì là sợ hãi. Tào chiếp thè lưỡi, cào trên mặt đất, vừa ngượng vừa buồn, tào gọi thấy hai bạn đều không làm được gì, nhưng vốn tính nó láu táu nên nhảy ngay ra.

– Tôi tuy bé hơn, nhưng tiếng kêu thì nghe thé cả tai, các anh cứ đợi đấy nghe xem đã.

Các bạn cười rộ:

Mày bé loắt choắt, bé hơn cả tào mào, tào chiếp, xưa nay chả ai coi vào đâu; kêu làm gì cho phí cả hơi!

Tào gọi luồn lọt vào bụi kêu “ét! ét!” rồi vội ló ngay ra:

– Sợ chứ? Sợ chứ?

Nhưng cả bọn kia lại càng cười to. Tào gọi đành ngồi thè lưỡi liếm bàn chân cho đỡ ngượng.

Nai bước lại gần các bạn dõng dạc nói:

Tôi cao, có sừng, lại chạy nhanh như gió. Các anh có sợ tôi không?

Cả bọn nói:

Không sợ!

Nai phóng xuống chân núi kêu “ắc ắc!” mấy tiếng rồi hỏi các bạn. Cả bọn đáp:

– Không sợ! Mày kêu vui tai lắm.

Hươu ngoe nguẩy cái đuôi cụt, lún cún đến trước mặt các bạn nói:

Tôi nhẹ người, nhẹ thân, nhanh nhẹn như con sóc. Tôi nhảy một bước xa sáu bảy sải, các anh có sợ không?

Cả bọn cười khẩy:

– Chúng tao to lớn thế này chẳng ai sợ, mày bé loắt choắt thế thì ai thèm sợ mày.

Hươu xuống núi kêu mấy tiếng “oang! Oang”, lên hỏi các bạn. Cả bọn nói:

Mày hát hay quá! Hát nữa đi!

Đến lượt người hỏi:

– Các anh có sợ người không?

Cả bọn đáp:

Dữ như tào mào, ác như tào chiếp, lếu như tào gọi, chạy nhanh như hươu, nai còn chẳng sợ nữa là! Anh là người, sức lực được bao nhiêu, làm sao mà chúng tôi lại sợ anh được!

Người không nói gì, đủng đỉnh đi vào rừng cầm đá đánh quẹt, lửa bật sáng như chớp loé rồi hỏi vọng ra:

– Các anh nhìn thấy chưa? Đã thấy người tài chưa?

Cả bọn nói to:

Cái ấy khi giời mưa thấy luôn, có gì lạ?

Người lại lấy đá nhen lửa, châm vào đám lá khô. Ngọn lửa bùng lên, loang khắp mọi chỗ. Khu rừng sáng rực lửa và tiếng cành cây khô nổ lốp đốp làm cả bọn sợ quá, quay đầu chạy, mỗi con một phía. Tào mào nhanh chân vọt mình qua đống lửa chạy thoát, mình chỉ bị bén tí lửa nên từ đấy mình có vằn đen. Chú tào chiếp mình nặng nề chậm hơn nên khi chui được ra khỏi khu rừng thì khắp người đã cháy đen sì. Vì thế chú ta cứ đen như vậy cho đến tận ngày nay. Hươu, nai chạy thoát được vòng lửa nhưng cả người cũng bị ám khói nên vàng cả lông.

Tào gọi chân thấp, cố chạy thục mạng nhưng quay đầu về phía nào cũng chỉ thấy lửa đỏ. Lẽ ra chú ta chết thiêu rồi đấy. Nhưng chú đã gặp may, đang chạy thì chú gặp gốc cọ. Cọ lên tiếng trước:

– Chạy đi đâu thế kia?

Lửa đuổi đến nơi rồi kia kìa! – Tào gọi run sợ hỏi – Anh không thấy hay sao. Nó sẽ đến đây và đốt cháy cả anh nữa đấy, anh cọ ạ!

Cọ bình thản đáp:

Tôi mặc nhiều áo lắm, có cháy cũng không chết được tôi đâu. Anh có sợ thì núp vào tàu lá của tôi, tôi nép mình che cho khỏi chết cháy.

Tào gọi vội chui vào giữa tàu cọ để tránh lửa. Lúc ấy ngọn lửa lan đến, tạt qua tàu cọ. Lúc lửa đã đi qua tào gọi mới biết mình thoát chết. Nhưng tàu lá cọ thì héo quắt lại. Nhìn thấy vậy, tào gọi thấy mình may mắn và cây cọ tốt bụng quá, liền bảo:

– Anh tử tế quá. Thấy tôi gặp nạn anh có bụng cứu tôi thoát chết, còn anh thì cháy sém cả thế kia. Tôi xin đền ơn anh thứ này.

Nói xong, nó liền bẻ một cái răng cắm vào cuống tàu cọ rồi bảo:

Từ lúc vì tôi mà anh bị yếu người đi, tôi xin biếu anh cái răng sắc nhọn của tôi, để nó đứng bên mình anh cho khỏi bị kẻ khác xô vào bắt nạt, anh lại chẳng thể đi đâu được, có cái răng nhọn bên mình cho thêm cứng cáp.

Từ đấy cây cọ mới mọc lên đầy gai dài, xếp xoè ra như cái ô dù, che mưa che nắng và sống lan ra trên khắp các đồi. Nhưng muôn loài cũng không khôn ngoan bằng người. Người lấy luôn những tàu lá ấy về che mưa che nắng ngay trên nóc nhà mình.

Cây xanh, Cây Công trình

About cayxanhsaigon

Bình luận

Trường bắt buộc *

*