Bán Cây Sấu, Cây Công trình, Cây Sân vườn
Liên hệ đặt cây: 0909.551105 Mr Bình
Cây Sấu có tên khoa học là: Dracontomelon duperreanum, thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), là loài cây gỗ lớn, sống lâu năm, có tán lá rộng và thường xanh. Cây Sấu là loài cây có biên độ sinh thái rộng, phù hợp với đất đai và khí hậu ở miền Bắc, có nhiều tác dụng, đặc biệt là khả năng phòng hộ bền vững, kỹ thuật trồng đơn giản. Cây Sấu mọc tốt trên đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, thoát nước, các loại đất phù sa ven sông, ven suối, đất đồi núi còn có tính chất đất rừng mát, ẩm, có độ sâu >50cm, dốc khoảng 250, nơi có nhiệt độ bình quân năm từ 20 – 250C, lượng mưa năm lớn hơn hoặc bằng 1500mm, độ ẩm không khí từ 86% trở lên và có mùa nóng, lạnh rõ rệt.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Sấu
Nhân giống Cây Sấu
Chọn những quả Sấu chín vàng ở cây sấu từ 7 – 10 năm tuổi cho năng suất cao, ổn định. Ngâm quả trong nước sạch khoảng 5 – 7 ngày cho thối rữa hết thịt quả. Dùng rổ tre thưa và cát khô chà sát hết phần thịt quả, hong khô hạt trong bóng râm. Sau đó ngâm hạt trong nước nóng, khoảng 540 C trong 5 – 10 phút để khử nấm bệnh và kích thích nảy mầm. Tiếp tục ngâm nước lạnh từ 18 đến 24 giờ, đãi sạch nước chua nhớt, ủ hạt trong cát ẩm 75 – 80% trong 20-30 ngày, hạt sẽ nút nanh.
Đem hạt vào gieo ở các túi bầu nilon có kích cỡ 5 x 10cm với đất bột nhiều màu, đất phù sa 50% + 50% phân chuồng hoai mục ở độ sâu 3 – 4cm. Đặt bầu ươm cây con vào vườn ươm, bầu cách bầu 10cm, che 50-70% ánh sáng trực tiếp. Sau khi cây mọc cao: l5-20cm có 2-4 lá thật chuyển sang bầu nilon kích thước 15 x 30cm với hỗn hợp giá thể 50% đất + 50% phân chuồng hoai mục, tiếp tục che 50-70% ánh sáng trong 15 – 20 ngày, đặt khoảng cách bầu là 30cm, sau đó bỏ bầu che nắng và chăm sóc bình thường đến khi xuất vườn.
Trước khi xuất vườn khoảng hai tháng, tiến hành đảo cây, chặt đứt bộ rễ cái để kích thích cây ra nhiều rễ phụ sau này đem trồng không bị chột. Ở giai đoạn này, cây Sấu con thường nhiễm bệnh lở cổ rễ nếu bị mưa nhiều, để phòng tránh nên phun định kỳ 10 – 15 ngày/lần bằng các loại thuốc Anvil 5SC hoặc Valiacin.
Trồng Cây Sấu
Cây Sấu là loại cây không kén đất, nhưng nên chọn trồng ở vùng đất cát pha, thịt nhẹ có tầng dày dưới 1m, mực nước ngầm hơn 1m. Muốn trồng sấu lấy quả phải trồng dày với khoảng cách hàng cách hàng 5 – 7m, cây cách cây 2-3m. Sau khi sấu được 5-6 năm tuổi, nên tỉa bớt những cây không sai quả. Hố trồng có kích thước 0,8 – 1m, bón mỗi hố 20-30kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg lân; Đặt bầu cây con vào sao cho cổ rễ ngang với mặt đất, giậm chặt chung quanh cách gốc 15-20cm cho khỏi vỡ bầu, tưới đẫm nước cho mỗi cây từ 3-5 lít. Duy trì độ ẩm cho cây từ 75-80% trong 20 ngày đầu để cây khỏi chết. Khi cây cao từ 0,8-1m nên bấm ngọn, nếu trồng sấu làm cây bóng mát thì bấm ngọn ở độ cao 1,8-2m. Mỗi cây giữ 3-4 cành tỏa đều ra bốn hướng tạo thành bộ khung vững chắc cho cây Sấu trưởng thành sau này.
Bón phân
– Giai đoạn cây dưới 5 tuổi, bón 2-3 tháng/lần, mỗi lần 0,2kg đạm + 0,1kg kali + 0,1kg lần.
– Giai đoạn cho thu hoạch quả bón kết hợp tỉa cành la, phòng sâu bệnh sau khi thu hái quả: từ 20-30kg phân chuồng + 0,2-0,3kg đạm + 0,5-1 kg lân + 0,1 – 0,2kg kali. Bón thúc hoa vào tháng 1, mỗi cây 0,2-0,3kg đạm + 0,2-0,3kg kali. Bón thúc quả vào tháng 4, mỗi cây 0,2 – 0,3kg đạm + 0,3-0,5kg kali.
Chú ý bón khi trời mưa ẩm hoặc sau khi tưới nước, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây.
Quả sấu là loại quả của cây sấu được bán rất nhiều tại các chợ ở miền Bắc Việt Nam, có giá rẻ và dễ mua. Khi còn xanh, quả sấu được dùng để nấu canh chua, ngâm nước uống. Quả chín được dùng làm ô mai sấu, làm sấu dầm, tương giấm… Các sản phẩm chế biến từ quả sấu được nhiều người Việt Nam ưa thích, đặc biệt là phụ nữ.
Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa…,
Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu. Trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau…
Lá cây Sấu dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử.
Vỏ thân cây Sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng, tử cung xuất huyết, ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ.
Một số bài thuốc từ quả sấu
* Phụ nữ nôn nghén: Lấy quả Sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành.
* Chữa chứng ho: Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày.
* Làm tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
* Chữa say rượu, lở ngứa: Dùng 4 – 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống.
* Chữa nhiễm độc thai nghén: Quả sấu (9quả sấu xanh già quả) nấu với cá diếc hay thịt vịt ăn trong ngày. Sử dụng 3-7 ngày thay canh.
* Chữa ho, viêm họng, viêm thanh quản: Cùi quả sấu 4-6g, ngâm muối hoặc sắc nước, thêm đường phèn hay mật ong rồi uống. Ngày 2-3 lần.
– Hoa sấu 8-20g sắc uống ngày 2 lần, uống nóng đối với trẻ em nên cho thêm mật ong hay chưng cách thủy hoa sấu với mật ong, chữa ho rất tốt.
Hiệu quả của việc trồng cây sấu
Ở thành phố còn trồng được sấu thì làm sao ở nhà quê lại không trồng được. Mỗi nhà hãy ít nhất trồng lấy vài cây Sấu.
Đã bắt đầu vào mùa sấu. Ở Hà Nội, giá quả Sấu cao ngất ngưởng: 40.000 đồng/kg. Tôi nhớ, năm trước khi lên thăm Ba Vì, một bác nông dân cho tôi biết, cây sấu của bác thu được tới 6 tạ quả! Nếu chỉ tính giá 20.000 đồng/kg thì cây Sấu của bác cũng thu được tới 12 triệu đồng.
Thật là một con số hấp dẫn. Nếu có 10 cây sấu thì thu nhập ngang ngửa với một nông dân sản xuất giỏi. Thế còn, nếu như quả đổi của bác mà trồng tới 100 cây sấu thì… mua xe máy làm gì, mua hẳn ô tô mà đi cho sướng!
Sấu là cây rất quen thuộc với chúng ta, phân bố chủ yếu ở phía Bắc. Khi tới thăm khu rừng nguyên sinh ở Cúc Phương (Ninh Bình) hoặc lên thăm hồ Ba Bể (Bắc Kạn), ta có thể sẽ được ngắm nghía những cây sấu có tuổi tới cả 1.000 năm.
Chả đi đâu xa, khi tới Hà Nội, xin bạn hãy đi vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Chúng ta dễ dàng nhận ra những cây sấu được trồng từ thời Pháp vẫn còn đứng vững và tỏa mát quanh hồ. Sấu là cây có rễ cọc và bạnh vè. Bão tố không thể quật đổ nó được. Mặt khác, cây Sấu là cây xanh quanh năm (có nghĩa là nó là cây có lá rụng đều đều trong năm nên trên cây bao giờ cũng còn đầy lá). Vì vậy, càng ngày người ta càng trồng nhiều cây Sấu ở các đường phố.
Các trường học, bệnh viện, nhà máy, doanh trại quân đội… rất nên trồng nhiều cây Sấu. Tôi vào Nha Trang mới biết, có một sĩ quan người Bắc được gia đình gửi sấu chín vào làm quà. Anh ăn rồi gieo hạt ngay cửa nhà. Tới nay các cây Sấu đó đã mọc lên tươi tốt, quả đầy trên cành. Như vậy, sấu cũng có thể đưa dần vào phía Nam.
Sấu là cây đa tác dụng. Nó vừa trồng để lấy gỗ, vừa cho chúng ta thu nhập từ quả. Ở các khu dân cư, nó là loại cây bóng mát tuyệt vời, cây thẳng, lá xanh thẫm, bóng rợp và không bị gẫy, đổ.
Ở Thái Lan người ta trồng me ở khắp nơi, có chỗ họ trồng thành rừng, Me phủ kín 7 tỉnh phía Bắc. Họ trồng me để lấy quả. Từ quả me, họ chế biến ra hàng loạt sản phẩm bán khắp thế giới. Nước nào cũng có mứt me, kẹo me, bột me… của Thái Lan.
Me làm sao ngon được bằng sấu của ta! Vị của quả sấu rất đặc sắc. Nó vừa chua chua lại vừa thơm. Nước sấu quả ăn đứt các loại nước giải khát khác. Sấu còn được dùng làm ô mai… Tuy nhiên, cũng còn quá ít các sản phẩm được làm ra từ quả sấu.
Ta nên học tập Thái Lan để đầu tư nghiên cứu làm ra nhiều mặt hàng nữa từ quả sấu. Nếu có điều kiện, nhà nào cũng nên trồng sấu. Ta trồng quanh nhà, quanh vườn, trồng dọc các lối đi, men sườn đồi, sườn núi. Sấu là cây ưa sáng. Nếu có các khu đồi trống, rất nên trồng sấu vào đó. Cây Sấu chịu hạn rất tốt vì có bộ rễ rất khỏe, ăn sâu vào lòng đất để hút nước.
Ở thành phố còn trồng được cây Sấu thì làm sao ở nhà quê lại không trồng được. Mỗi nhà hãy ít nhất trồng lấy vài cây Sấu.