Bán Cây Giống Lộc Vừng, Lộc Vừng Bóng Mát, Lộc Vừng Bonsai
Liên hệ: 0909.551105 Mr Bình
Cây Lộc Vừng thuộc nhóm cây “bờ nước” vì có bộ rễ bán thủy sinh (họ hàng với cây gáo phổ biến ở miền hạ lưu châu thổ), phát triển tốt ở nơi nước lợ (nước “hai” ảnh hưởng thủy triều) có nồng độ muối biển từ 1- 3 phần nghìn. Lợi dụng đặc điểm sống trên, người ta thường “gắn” lộc vừng vào tiểu cảnh non bộ – hay Bonsai, Lộc Vừng cho bộ rễ bám đá rất chắc chắn, lá thu nhỏ lại và dầy dặn cứng cáp, hoa buông thõng rất đẹp.
Nhân Giống Cây Lộc Vừng
Nhân giống hữu tính từ hạt đã “chín cây” và vô tính bằng chiết vào mùa nóng ẩm (cây phát nhựa) hoặc giâm vào mùa hanh lạnh (thu mủ) khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới được ra ngôi vào dịp tết trồng cây. Song chiết cành “chắc ăn hơn”, nhất là vào thời vụ tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm khi lộc xuân đã chuyển sang cành “bánh tẻ”.
Nên chọn những cành lộ sáng ở giữa thân (có tuổi sinh lý trung bình) vỏ dầy, dồi dào nhựa sống, sức đề kháng cao với sâu bệnh và bất lợi ngoại cảnh.
Các bước nhân giống bằng phương pháp chiết cành
Bước 1: Khoanh bóc vỏ cành Lộc Vừng (có độ dài vỏ gấp 1,5 – 1,8 lần đường kính của cành để tránh “dẫn thủy – liền sẹo” khó phát rễ trong bầu đất),
Bước 2: Cạo sạch tơ tại điểm khoanh vỏ cành Lộc Vừng (là mô phân sinh – tượng tầng) rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới.
Bước 3: Bó bầu tại điểm khoanh cắt cành lộc vừng bằng đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết.
Bước 4: Bọc bầu đất tại điểm chiết cành lộc vừng bằng giấy nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.
Chú ý: Buộc chặt dưới, nới lỏng trên giúp giữ nước và thông khí, đồng thời tích đọng sương đem hoặc nước bổ sung kích thích rễ mới phát sinh, nuôi dưỡng cành lộc vừng dễ dàng.
– Nếu cành la tán lá nặng cần néo phía trên bầu với thân (hoặc cành lớn gần đó) tránh gẫy gục cành Lộc Vừng chiết. Sau 2-3 tháng thấy rễ sơ cấp (rễ lớn) lan ra ngoại vi cần dỡ bọc, bó lần thứ hai cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập ta cắt cành Lộc Vừng (dưới gốc bầu 3 – 5cm), hạ thổ.
Nếu cành la tán lá nặng cần néo phía trên bầu với thân (hoặc cành lớn gần đó) tránh gẫy gục. Sau 2-3 tháng thấy rễ sơ cấp (rễ lớn) lan ra ngoại vi cần dỡ bọc, bó lần thứ hai cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập ta cắt cành (dưới gốc bầu 3 – 5cm) hạ thổ.
Tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh (tránh tia tử ngoại nắng trời) và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng. Uốn tỉa từ khi cành còn non cho đến giai đoạn bánh tẻ (có mầu vỏ trung gian gốc, ngọn). Trước khi trổ hoa 1 – 1,5 tháng (khoảng cuối hạ, đầu thu) cần thúc bằng NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều hơn, ắt phun nụ dầy, hoa sai, tươi lâu, đẹp bền…
Cho Lộc Vừng nở hoa theo ý muốn
Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 – 7 và 10 – 11 âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.
Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây Lộc Vừng. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo cây rụng lá hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.
Một số lưu ý:
– Không ép cây lộc vừng ra hoa vào tháng quá rét, hoa sẽ không nở. Với các biện pháp trên, chúng ta sẽ cho Lộc Vừng ra hoa gần như quanh năm, đột xuất có cây có hoa và quả ngay trong dịp tết nguyên đán.
– Khi cây Lộc Vừng chớm ra nụ nên bón thúc cho cây trong đó tăng cường các loại phân tác dụng với hoa, quả để hoa to, bông dài và đậu quả càng tăng vẻ đẹp của cây.
Cách chăm sóc cây cảnh bonsai Lộc Vừng
Tương tự giống như chăm sóc các cây cảnh khác, chỉ cần đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây Lộc Vừng. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng nên đều đặn tưới nước phân bổ sung cho cây, hai hoặc ba năm nên tiến hành thay đất mới và trồng lại cây một lần để đảm bảo cho cây Lộc Vừng luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.
Cách tạo rễ, buông rễ cây cảnh bonsai lộc vừng
Rễ cây Lộc Vừng rất nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Nếu muốn cho ra rễ ở điểm nào của thân cây, ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm vào nước ngập đúng điểm đó sau 2 – 3 tháng rễ sẽ mọc ra (thường mọc đúng mặt đước trên dưới 10 cm) tùy cây to, nhỏ và điều kiện cụ thể mà chọn biện pháp thích hợp, khi đã có rễ ra ta nâng dần cây lên (hạ dần nước xuống) rễ Lộc Vừng sẽ theo đó mà buông dài dần theo ý muốn.
Cách khắc phục khi cây cảnh bonsai Lộc Vừng bị héo rũ khi trồng không đúng kỹ thuật
Nếu cây Lộc Vừng mới trồng thì phải vặt bỏ toàn bộ lá cây rồi khoan lỗ sát đáy để cho nước thoát nhanh, sau đó để 2-3 ngày bầu đất khô mới tưới nhẹ giữ độ ẩm cho cây Lộc Vừng phát triển.
Trường hợp cây lộc vừng trồng đã lâu, bị úng thì có hai cách khắc phục
Cách 1: Vặt bỏ tất cả lá trên cành cây Lộc Vừng rồi khoan lỗ như trên, sau đó đào bỏ đất, rễ xung quanh thành chậu độ 10 phân cho đất, phân, trấu trộn đều vào thay phần đất, rễ mới đào bỏ ra, tưới nhẹ nước vào khi nào thấy nước chảy ra các lỗ thoát là được.
Cách 2: Vặt bỏ lá rồi đánh bầu cây ra, khoan lại lỗ thoát nước cho thông, cắt bỏ các phần rễ thối, rễ khô già, sau đó cho đất, phân mới vào trồng lại như cách trồng Lộc Vừng đã nêu ở trên.